Hôm nay mình tiếp tục chia sẻ câu chuyện giảm béo với OKR tập 2. Tập 1 mọi người có thể xem lại tại đây nhé!
Mình đã chỉ duy trì việc tập thể dục giảm cân được đúng 1 tháng đầu tiên sau khi giảm được 0,5 lạng thì đến tháng thứ 2 mình tăng lên 1 cân. Hỡi thần linh chán hẳn. Chuyện gì đã xảy ra với OKR của mình vậy. Hãy cùng nhìn lại 1 chút.
- Thể dục thường xuyên : được định nghĩa như thế nào? Mỗi tháng, mỗi tuần, mỗi buổi sáng?
- Uống nước trước khi ăn : uống bao nhiêu thì mới có cảm giác no, giảm ăn cơm.
- Đi ngủ đúng giờ : là mấy giờ? 21h mỗi ngày cũng là đúng giờ mà 24h mỗi ngày cũng là đúng giờ vậy.
Ra là vậy O của mình nghe đã khá kêu rồi đó nhưng còn KR thì còn mơ hồ, nặng tính hô hào, đọc lên mà vẫn có ti tỉ câu hỏi cần được trả lời, gây nên cảm giác thực sự mơ hồ, thiếu sự trực quan và giám sát. Những KR dễ dãi thì cũng sẽ bị ngó lơ 1 cách dễ dãi thôi.
Hãy cùng thử thay đổi nội dung 1 chút xem sao :
- Hít đất 20 cái
- Khởi động 10p trước khi tập
- Đi ngủ trước 23h
WOW! chỉ thêm thử các con số vào thôi mà đã thấy rõ sự cam kết, và áp lực hơn hẳn rồi. Vậy thì trông OKR sẽ như sau.
Nếu mọi người không béo, không muốn giảm cân, vậy thì tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nâng cao 1 chút về OKR để hiểu rõ cách làm và có thể áp dụng cho bản thân nhé.
Điều khó nhất của OKR chính là viết đúng được KR. Ở mức độ cơ bản chúng ta sẽ có 2 loại KR như sau
Activity-based key results Kết quả dựa vào hoạt động | Value-based key results Kết quả dựa vào giá trị |
---|---|
Đo lường sự hoàn thành các hoạt động hay nhiệm vụ | Đo lường kết quả giá trị của các hoạt động |
Cấu trúc dựa trên hành động: Làm, tạo ra Xây dựng, lập kết hoạch Hoàn thành, phát triển… | Cấu trúc dựa trên giá trị gắn liền với các con số cụ thể: Cải thiện… từ X lên Y Duy trì…ở mức X Hoàn thành…ở mức X |
Ví dụ Phát triển app mới Tạo ra chương trình đào tạo mới Hoàn thành khóa học… | Ví dụ Tăng tiền tiêu vặt lên 1 triệu Doanh thu bộ phận tăng gấp 2 so với năm ngoái Đạt điểm A với khóa học… |
Với KR thực ra chúng ta nên dùng Value-based key results nhiều hơn nhé vì 2 lý do
1. Hành động đôi khi không tạo ra kết quả mong muốn
2. Rất khó để phân biệt Activity-based key results và Action
Chúng ta lại cùng nhau xem 1 ví dụ nữa nhé
Objective : Hiểu đúng về OKR
KR sai | KR đúng |
---|---|
Đọc 2 cuốc sách về OKR | Tạo ra 5 OKR sau khi đọc sách |
Tham gia khóa học OKR | Hoàn thành khóa học OKR với điểm số 90/100 |
Trao đổi với nhân viên cấp dưới về OKR | Đảm bảo 15/20 nhân viên hiểu và tự viết được OKR |
Và cuối cùng hãy cùng nhau làm 1 check list để kiểm tra lại OKR đã đủ tốt chưa nhé
- Mục tiêu đã rõ ràng dễ hiểu
- Mục tiêu là định tính (không chứa số)
- Mục tiêu đọc lên tạo được động lực
- Mục tiêu đã được quy định thời hạn
- Kết quả rõ ràng dễ hiểu
- Kết quả là định lượng
- Kết quả có thể đo đạt được
- Kết quả có tỉ lệ hướng giá trị > hướng hành động
- Kết quả không giống như 1 danh sách việc phải làm
- Kết quả có tính khả thi
- Số lượng kết quả từ 3~5
- Hành động trực diện
- Hành động chịu ít ảnh hưởng từ bên ngoài
- Hành động có tính liên tục
- Hành động nào đã hoàn thành thì luôn có hành động tiếp theo được thực hiện
- Số lượng hành động từ 3~5
Nếu tất cả các mục trong checklist trên đều ok thì quá tốt rồi! Hi vọng mình đã giúp ích được cho ai đó từ những chia sẻ trên, ngoài ra mọi người có thể tự tìm hiểu thêm về OKR ở đây hoặc đây nữa nhé!